Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Đục-trong mẹ hát cháy lòng!
------------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Tháng 4/75. Mốc thời gian của 38 năm về trước cho dù chúng ta cố quên nhưng vẫn nhớ. Nhớ như in cái ngày tháng 4 năm ấy. Kẻ khóc người cười, kẻ chia ly, người sum họp. Đây chính là giao điểm của hòa bình, là chương cuối cùng lẫn bắt đầu của giai đoạn lịch sử đã qua và sắp đến, là khát vọng của dân tộc. Ở trong khoảnh khắc ấy, tôi chợt nhớ lại bài thơ của Ngô Kha vô cùng tha thiết quá! tuổi trẻ chúng tôi ngày ấy thường đọc cho nhau nghe, ngâm nga đến lớp và trên đường về, thêu dệt ước mơ ngày hòa bình trở lại trên quê hương. Nhưng tiếc rằng, hôm nay, hòa bình đã về mà tác giả bài thơ đã không còn nữa khi giấc mơ và tâm tình tuổi trẻ của anh đã gửi gắm qua bài thơ:

 


Tin em trao về hồng như nụ chín

Mai có hòa bình khác thể yêu thương

Đường dù ngái đi rừng chen lớp lớp

Nhớ nhau thì về cho kịp trời thu

Trời có tơ đan nắng hanh vườn cũ

Áo thô bạc màu hẹn buổi vinh quy

Chim vỗ cánh bay theo đàn tình tự

Xứ mẹ con về góp hội trùng tu



… Xứ mẹ con về góp hội trùng tu… không phải chỉ là ước vọng của riêng tác giả bài thơ. Mà đây chính là ước vọng của cả dân tộc Việt Nam khi không còn chiến tranh, mọi người nắm tay trùng tu lại những gì đỗ vỡ và xây dựng thành quách phế hoang. Điều quan trọng hơn nữa, sau 20 năm chiến tranh và cho đếm hôm nay 38 mùa Xuân qua, sự định nghĩa nhầm lẫn về ý thức hệ đã lún sâu vào tâm khảm một số người. Bởi tự bản chất, không một ý thức hệ nào có thể vượt qua hay đánh bại ý thức hệ dân tộc. Dân tộc là một siêu âm không hình dáng, nhưng vô cùng trọng lượng, trong đó ở tĩnh có động và ở động có tĩnh, đó là tổng thể và trên hết, trước tiên đi về vô cực. Từ ngàn xưa đã thế… Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão hay Yết Kiêu cho đến Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Lai, Trương Chiến, Lý Bôn hay Lý Bí; Nguyễn Khắc Nhu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Hữu Huân, Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu v.v.. hoàn toàn không có ý niệm ý thức hệ, nhưng ở tận đáy tâm hồn họ là những người chỉ có dân tộc là trường tồn, tổ quốc là bất diệt. Do đó, sự hy sinh của họ và những nhà yêu nước Việt Nam hoàn toàn không bị ảnh hưởng hay khống chế bởi một chủ thuyết nào. Nhưng tất cả đã phục vục dân tộc bằng tinh thần Việt Nam và con đường duy lý sáng ngời do tiền nhân để lại.



Nhớ lại hình ảnh chiến tranh, hình ảnh tang thương chia cách mà dân tộc ta gánh chịu hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ và 20 năm nội chiến, những ngày bão lửa thổi bùng cùng những bi kịch của xã hội và các hài kịch của chế độ, thay vương đổi tướng một sáng một chiều, dân tộc chúng ta sống trong kinh hoàng lo sợ. Nhưng trong đêm tối người dân đã đốt lên ngọn đèn, dựa vào lòng nhau để sống, vực nhau để đứng dậy, dìu nhau qua cầu, chứng kiến một giai đoạn lịch sử tồi tệ nhất, như trong thời kỳ Trịnh- Nguyễn phân tranh. Còn niềm đau nào não ruột xé lòng hơn khi hình ảnh bà mẹ Việt Nam tiễn con đứng trên gò cao nhìn theo gót chân đi, khi biết con mình ra đi rồi chẳng trở về (cho dù ở chiến tuyến nào), mẹ đã khóc và nhớ lại ngày xưa mẹ đã từng cắt rún sinh con, mớm từng hạt cơm, lót từng manh chiếu rách nuôi con khôn lớn. Giờ đây, đối diện một cuộc chiến đi ngược lòng người, trái với tuyên ngôn nhân quyền và tinh thần tự chủ của dân tộc. Hôm ấy mẹ tiễn con đi không chỉ khóc riêng mình, mà cả bầu trời đều cảm thông ở mất mát, chia lìa của tình mẫu tử qua hình ảnh:



Con đi dưới bầu trời Duy Xuyên,

Bầu trời rưng rưng mắt mẹ

Muốn ghì chặt bao túp lều sương giá

Bến đò thưa, trưa vắng, mưa dầm

Và, mẹ đứng trên gò cao từ giả

Khóc làm sao, đau khổ sẽ ra sao…



(chúng tôi có một thời như thế)



 



Một hình ảnh khác tang tóc của chiến tranh, khi người vợ nhận được tin chồng đã mất ngoài chiến trường. Niềm đau tận đáy tâm hồn, chị không còn nước mắt để khóc vì dòng lệ đã khô. Trong bước chân vô thức đưa chi qua cầu, đếm lùi dĩ vãng nhớ mùi ái ân. Người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã thể hiện qua ca trù của anh:





Em đi qua cầu có gió bay theo

Thổi bùng khăn tang trắng giữa khung chiều

Em đi qua cầu có lá xôn xao

Một giòng sông sâu chở hồn thương đau.



Đó đây là tiếng hát vô cùng tâm thức Việt Nam mơ ước ngày hòa bình, xóa hết căm hờn, bao la vĩ đại như lòng mẹ chúng ta. Mẹ Trường Sơn, mẹ Đại Dương luôn sẵn sàng tha thứ và sẽ làm chứng nhân cho những “đứa con lạc dòng mừng hôm nay xóa hết căm hờn” và sau đó sẽ: “mượn phù sa đắp trên điêu tàn lòng nhân ái lên nụ hồng” . Đó là sự tha thứ, bởi trong quá khứ dân tộc ta bị phân hóa do hiện tượng lịch sử, vì tham vọng của những kẻ muốn lợi dụng đức tin để áp đặt lên dân tộc chúng ta qua chính sách ngu dân, phân hóa, chia để trị nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thuộc địa. Xô đẩy tuổi trè Việt Nam cầm súng, cuốn theo dòng chảy của thế lực và vũ lực để chém giết lẫn nhau.



Ấy là những nhiễu nhương dân tộc ta gánh chịu liên tiếp hằng thế kỷ, từ  thực dân cho đến giặc Tàu. Nhưng tại sao sau bao nhiêu năm bị tiêm nhiễm bởi tinh thần ngoại lai và súng đạn ngoại bang đã đốt phá xóm làng và hủy diệt tuổi trẻ Việt Nam. Ngày nay hòa bình trở lại, khi mà ước mơ chung của dân tộc vẫn chưa tìm được mẫu số chung. Động lực nào đã cản ngăn khi chúng ta vẫn còn:



Chưa vui trong ngày hội lớn

Tổ quốc thanh bình rộn rã tiếng ca.





Mãi cho đếm hôm nay đã 38 năm hòa bình, dân tộc ta hãy còn gập ghềnh bước đi trên chặng đường xây dựng. Phải chăng kẻ thù lớn nhất trong ta là chủ thuyết cá nhân hay những lưu luyến về một quá khứ, nhưng quá khứ ấy sẽ không bao giờ lặp lại. Chúng ta còn chần chờ gì nữa khi tổ quốc gọi về. Con đường sáng của dân tộc là con đường hạnh ngộ, nhân vị và vinh quang để đoàn kết chống giặc Tàu xâm lăng biển đảo. Chúng ta yêu mến và trân trọng người Trung Quốc, vì họ nhân hậu, hiếu khách. Nhưng chúng ta không thể chấp nhận bọn bành trướng Bắc Kinh chủ trương xâm chiếm bờ cõi nước Nam. Do đó, đối tượng kẻ thù không phải là người Việt với người Việt, mà kẻ thù lớn chính là bọn tà giáo lãnh đạo Bắc Kinh. Hơn lúc nào hết, dân tộc chúng ta cần gạt bỏ chủ thuyết ngoại lai, đoàn kết từ trong ra ngoài, từ quốc nội đến hải ngoại, tiến đến một đại nghị Diên Hồng hay hội thề Lũng Nhai, tập hợp quốc dân chống lại Bắc Kinh đòi lại biển đảo.



Đó là khẳng định và lời thề! Dẫu có sóng gió vẫn yêu lắm cuộc đời./.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Ai nắn gân ai: Trung Quốc hay Nhật Bản? (11-04-2013)
    Liên Minh Phòng Thủ Á Châu (25-02-2013)
    Châu Á Trước Tác Động Của Bắc Kinh (25-01-2013)
    Chặn đường thứ hai của Tổng thống Obama (13-12-2012)
    Những ma sát trong đề cương kinh tế vĩ mô & tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (12-11-2012)
    Văn Hóa Biểu Tình (12-10-2012)
    Điểm tương đồng và khác biệt giữa Barack Obama & Mitt Romney tại Á Châu (21-09-2012)
    Cân Bằng Lực Lượng Thái Bình Dương của Ngũ Giác Đài (11-08-2012)
    Lá thư Chủ Nhiệm (11-07-2012)
    Nổ Lực Tiến Đến Công Ước Liên Hiệp Quốc (14-06-2012)
    Tuổi trẻ hải ngoại trước trào lưu và thời đại. (11-05-2012)
    Vịnh Cam Ranh: Thử Thách Và Cơ Hội (15-04-2012)
    Động Cơ Và Xúc Tác Của Con Người Do Thái (07-03-2012)
    Terhan Trước Nguy Cơ Cấm Vận (09-02-2012)
    Xung Đột Mỹ- Nga (18-01-2012)
    Đến đây rồi ở lại đây, bao giờ bén rể xanh cây “cũng chẳng về”. (13-12-2011)
    Yếu Tố Tất Yếu Của Hoa Kỳ Tại Châu Á Thái Bình Dương (13-11-2011)
    Ảnh hưởng kích cầu và những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam (10-10-2011)
    Những Thử Thách Có Thể Liên Quan Đến Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam (18-09-2011)
    Voice & Vote (14-07-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152846320.